Lý Thường Kiệt / Ngô Tuấn (1019-1105) là danh tướng thời nhà Lý có công đánh bại quân Tống (1075 – 1077). Ông là người được cho là đã viết bản tuyển ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta: “Nam Quốc Sơn Hà”.

Lý Thường Kiệt là hoạn quan dạng nào, thì các sách chép đều có khác nhau đôi chút, mang tính giả thuyết nhiều. Tuy vậy, tất cả đều bác bỏ rằng Lý Thường Kiệt bẩm sinh đã ái nam ái nữ, mà là do tịnh thân sau này. Vậy thì lý do?

Có sử cũ thì chép: “Vua Lý Thánh Tông thấy Lý Thường Kiệt dung mạo đẹp đẽ, tài năng khác thường, mới khuyên ông tự thiến mình đi để tiện việc gần gũi nhà vua trong cung cấm. Lý Thường Kiệt thuận theo. Hằng ngày, ông hầu cận bên vua, hiến việc tốt, can việc xấu, giúp vua hết mọi cách”. Khi còn trẻ ông rất đẹp trai và được phong “Đệ nhất mỹ nam tử” thời bấy giờ, được vua ban quốc tính nên đổi sang họ Lý. Theo lý giải này, Lý Thường Kiệt tịnh thân là để làm quan, nhưng không thuyết phục, vì ông vốn cũng dòng dõi quý tộc.

Ngoài ra, cũng có giả thuyết rằng, Lý Thường Kiệt tự hoạn vì tiền, rồi bị phạt, rồi cả để theo người yêu bị tiến cung, đều không thuyết phục. Chỉ có giả thuyết ông bị hại được ủng hộ hơn cả, chi tiết thì đọc ở các tài liệu khác.

Tags:

Leave a Reply