Tư tưởng trọng nam khinh nữ khiến người nữ không được coi trọng như nam. Vì thế, tuy phần lớn xã hội không đồng tình với tình dục đồng giới nhưng họ vẫn dễ chấp nhận người nam yêu nam hơn so với người nữ yêu nữ.

NHỮNG HIỂU LẦM VÀ SỰ KỲ THỊ VỚI NGƯỜI NỮ YÊU NỮ

Ngày nay, dù xã hội đã cởi mở hơn đối với người LGBTQ, tuy nhiên, sự kì thị và những định kiến đối với người nữ yêu nữ vẫn còn tồn tại. Chủ nghĩa độc tôn dị tính và tư tưởng trọng nam kinh nữ là 2 lý do chính khiến cho người nữ yêu nữ bị kì thị. 

Chủ nghĩa độc tôn dị tính nhằm bảo vệ cho tính dục khác giới, mặc định mọi người là dị tính, tạo ra phân biệt đối xử, ghê sợ và bài trừ người người thiểu số tính dục. 

Tư tưởng trọng nam khinh nữ khiến người nữ không được coi trọng như nam. Vì thế, tuy phần lớn xã hội không đồng tình với tình dục đồng giới nhưng họ vẫn dễ chấp nhận người nam yêu nam hơn so với người nữ yêu nữ. Trong văn hoá Á Đông, người con gái cũng giống như người con trai, có những thiên chức và trách nhiệm của riêng mình. Nếu như người con trai là trụ cột gia đình, có trách nhiệm duy trì nòi giống thì người con gái cũng là người phải “xây tổ ấm”, làm tròn thiên chức của người vợ, người mẹ. Chính vì vậy, người nữ yêu nữ bị coi là “hư hỏng”, thiếu đạo đức, sống trái với thuần phong mĩ tục và là điều tối kỵ.

Những hiểu lầm về người nữ yêu nữ thường thấy trong xã hội: 

  1. Những người con gái từng tan vỡ tình cảm với đàn ông sẽ chuyển sang yêu phụ nữ: Đây hoàn toàn là một định kiến sai lầm! Xu hướng tính dục của một người không dựa vào những đổ vỡ trước đó của họ. Trên thực tế, người nữ yêu nữ sẽ vẫn yêu những cô gái mà họ thấy bị thu hút, và những người nữ dị tính sau mỗi mối tình đổ vỡ sẽ cũng vẫn tìm kiếm những người hợp với họ hơn.
  2. “Lesbian chỉ là một giai đoạn, ai rồi cũng quay lại yêu đàn ông rồi lấy chồng đẻ con”: Việc yêu người cùng giới hay khác giới không phải là một giai đoạn. Nếu một người nữ đã từng yêu một người cùng giới và sau đó yêu một người nam, cô ấy là người song tính và vẫn có thể yêu một người nữ khác. 
  3. Một trong hai người trong mối quan hệ nữ yêu nữ sẽ có một người đóng vai “bạn trai”: Nhiều người mặc định rằng, trong một mối quan hệ luôn cần có vai trò của “người đàn ông” và “người phụ nữ” để mối quan hệ có thể duy trì. Nhưng trong thực tế, điều đó là không đúng. Trong một mối quan hệ của hai người nữ, họ hoàn toàn có thể là chính mình và đều có thể là “bạn gái”.
  4. Người đồng tính nữ sau khi come out sẽ trở nên “nam tính” hơn: Sai! Họ chỉ cảm thấy thoải mái để thể hiện bản thân hơn mà thôi. Với một số bạn đồng tính nữ chưa come out, do hoàn cảnh, môi trường sống hay công việc của mình, các bạn không thể thể hiện tính cách hay con người thật của mình. Các bạn ấy phải sống theo khuôn mẫu, theo chuẩn “nữ tính” của xã hội. Sau khi come out, họ được thoải mái thể hiện bản thân và thể hiện tình yêu của mình với tất cả mọi người. 
  5. Những bạn đồng tính nữ nam tính thường muốn trở thành con trai: Những bạn nữ mạnh mẽ với ngoại hình hay cử chỉ giống con trai chỉ đơn giản họ muốn sống thoải mái với phong cách và tính cách của mình thôi. Còn nếu nhận dạng mình là con trai thì họ là người chuyển giới nam.
  6. Chuyện tình cảm của hai người nữ thường không lâu bền: Trong nghiên cứu về các cặp đôi (đồng tính nam, đồng tính nữ, dị tính) đã sống với nhau trong 10 năm, các cặp đôi đồng tính nữ thường giữ được tình cảm lâu bền nhất trong các mối quan hệ lâu dài. Các cặp đồng tính thường có khả năng lớn trong việc bày tỏ cảm xúc. Đối với các cặp đồng tính nữ, họ có khả năng hoà giải các mâu thuẫn bằng lời nói và tìm kiếm sự cân bằng cho mối quan hệ của mình.

CHUNG MỘT NHÀ, chuỗi bài viết truyền thông về cuộc sống chung giữa người Nữ yêu nữ. 

QUEER LÁ CẢI, trang tin cầu vồng cho mọi nhà ❤️

Leave a Reply