Ông có công lớn với nhà Trịnh trong việc đánh dẹp các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài và là tổng chỉ huy cuộc nam tiến đánh Đàng Trong, mở mang đất đai Bắc Hà tới Quảng Nam. Khác với Lê Văn Duyệt sinh ra đã là giám sinh, khác với Lý Thường Kiệt mãi khi khôn lớn mới tịnh thân vào cung, Hoàng Ngũ Phúc được cha nuôi định hướng từ nhỏ về việc vào cung theo đường binh nghiệp. Ông thuở nhỏ thích chơi trò đánh trận, khí phách thông minh, được Thượng Thư Bộ Binh Dương Quốc Cơ (sau này là cha nuôi của ông) để mắt tới vì một lần thấy “một đứa trẻ chơi trò trận mạc, đang điều khiển một đàn voi đất, tả xung hữu đột, hò hét vang trời. Điều lạ là đứa trẻ đi đến đâu là có mây hồng che đến đấy.” Sau đó, theo suy đoán của một số tài liệu, thì việc ông Hoàng Ngũ Phúc tịnh thân làm thái giám là cách để đưa ông vào triều, tiếp cận chính sự.

Sau khi dâng 12 điều Binh pháp cho Chúa Trịnh, ông được cho cầm quân ra trận. Tới tận năm 64 tuổi, trước khi qua đời, ông vẫn cầm quân giữ vững cơ nghiệp nhà Trịnh cho tới tận cuối đời. Do các chiến công của Hoàng Ngũ Phúc là trong thời gian nội chiến giữa chúa Trịnh, chúa Nguyễn, việc ông là phúc thần nhà Trịnh, hay là kẻ thủ ác tội đồ nhà Nguyễn thì sử sách mỗi triều đại lại có cái nhìn khác nhau, dù vậy, không bên nào phủ nhận chiến công của ông.

Lịch sử không ghi lại rõ về việc ông vào cung năm nào, giữ những chức vụ nào, mà chỉ tập trung vào những đóng góp trong binh nghiệp của ông. Ông vẫn cầm quân đánh trận tới tận gần khi mất, tức là năm 64 tuổi, giữ vững cơ nghiệp nhà Trịnh cho tới tận cuối đời. Các nhà sử học hiện đại đều nhận định ông là vị tướng tài, bất khả chiến bại, tư duy chiến lược của lịch sử Việt Nam.

Tags:

Leave a Reply