Liễu Anh Vũ sinh năm 1991, hiện tại anh đang làm việc tại Hiệp hội Quốc tế tại châu Á (ILGA Asia). Trước đó anh từng là CTV cho ICS. Anh còn có làm việc tại Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, cụ thể là tham gia vận động luật như Luật Hôn nhân và gia đình, Luật chuyển giới và Luật hộ tịch, hỗ trợ nghiên các nghiên cứu về vấn đề LGBT, tham gia nâng cao năng lực cho cộng đồng thông qua các khóa đào tạo như ViLEAD và một số hoạt động của PFLAG.

 

“Khoảng tháng 3/2011, anh công khai với gia đình, gia đình khá bất ngờ, và mọi chuyện không suôn sẻ lắm. Đợt đó mình đã rất mệt mỏi, có định bỏ nhà đi, vì thế mình cần tìm đến những nơi có thể hỗ trợ mình, thì tìm được ICS. Mình nghĩ trải nghiệm của mình rất giống các bạn khác trong cộng đồng: thấy vui thì tham gia, thấy giúp ích được thì mình làm. Làm được 1 thời gian mới cảm thấy là thích thú với công việc và có một số cơ hội để làm nhiều hơn.

Thật ra anh bắt đầu làm việc trước khi có bằng đại học. Cái vấn đề bằng cấp hay chương trình mình học, theo ý kiến cá nhân anh, nền tảng giáo dục mình tiếp nhận được mới quan trọng cả đời chứ bằng cấp thì chỉ có ích cho một số trường hợp. Mỗi bài học, mỗi hoạt động ở trường nếu mình vận dụng 1 cách tích cực thì nó giúp ích rất nhiều trong việc phát triển bản thân. Mình học truyền thông, nhưng có những bài học không chỉ đơn giản là truyền thông. Mình học còn về thiết kế, về lịch sử nghệ thuật,… Thì sau những bài học đó mình đúc kết được là những nhà đấu tranh học sử dụng nghệ thuật, sử dụng phương tiện truyền thông để đấu tranh, khiến mình rất là hứng thú. Lúc đó chưa có ý định làm về mảng NGOs nha, chỉ là hứng thú thôi. Như lúc nãy mình có nói do hoàn cảnh cá nhân, nên mình phải tìm cách để thoát ra khỏi những kỳ vọng của gia đình, để giải thoát bản thân. Lúc đó thì có gặp anh Tùng ICS, và mình hỏi anh Tùng có thể làm mentor cho mình được không, thì ảnh nhận lời, cũng có đưa cho mình những lời khuyên. Khi ấy số người làm NGO ở Sài Gòn cũng không nhiều, đa số các bạn ở Sài Gòn không biết nó là gì, không ai biết hết.

Làm việc với cộng đồng thì biết càng nhiều, nó càng phức tạp hơn. Và vì nó phức tạp nên mình luôn phải cẩn thận trong mọi chuyện mình làm, để không tổn thương hay bỏ rơi một nhóm nào đó trong cộng đồng. Chẳng hạn như ngày xưa mình rất hay giỡn, nhưng càng ngày những cái trò đùa nó không hợp lý nữa. Từ từ mình mới nhận ra nó mang nhiều định kiến và có thể làm tổn thương người khác, gây chia rẽ trong cộng đồng. Mình tiếp xúc với khá nhiều bạn từ các nước khau, mang những định dạng giới hay xu hướng khác nhau, ngoài ra còn có sự khác biệt về văn hóa hay tôn giáo nữa, nên thường phải cân nhắc lời nói để tránh gây ra định kiến. Một điều quan trọng nữa là phải luôn nhớ đâu là mục tiêu chính, đừng để những hình thức gò bó làm mình quên đi mục tiêu mình muốn đạt được: Cộng đồng muốn gì thì mình phải làm cho cộng đồng, bản thân mình muốn gì thì mình phải làm cho bản thân. Không được quên cái điều đó! Tính chất của công việc vận động nó không giống như…bán hàng. Mình bán thì cuối tháng, cuối tuần sẽ biết lời bao nhiêu. Còn việc vận động quyền, mình vận động từ năm này qua năm khác, từ thập kỷ này qua thập kỷ khác, nhiều khi đến chết vẫn chưa có gì thay đổi. Nên làm việc như vậy hoài mình sẽ dễ mất đi định hướng: không biết tại sao mình bỏ nhiều năm như vậy ra mà vẫn chưa đạt được gì, vì những kết quả đó đôi khi không đụng chạm được, sờ được, hưởng được.

Trải nghiệm để lại ấn tượng nhiều nhất với anh trong quá trình hoạt động chỉ đơn giản là mỗi lần tiếp xúc các bạn phải khác nhau trong cộng đồng, mình đều học được nhiều cái mới. Nó làm đầu óc mì mở mang hơn rất nhiều. Chẳng hạn lúc trước rất mình rất là kỳ thị ngay cả người trong cộng đồng. Khi mình không hiểu biết và ít tiếp xúc với các bạn trong cộng đồng, mình sẽ sinh đủ loại kỳ thị. Nó là một điều khó tránh khỏi. Vì mình đã từng kỳ thị nên mình hiểu, không phải người ta có ác ý gì, chỉ là người ta không hiểu. Ví dụ như hồi xưa luôn nghĩ tại sao gia đình lại đối xử với mình như người có bệnh vậy… Bây giờ mình thông cảm hơn và hiểu rằng mỗi người đều sinh ra và lớn lên trong các môi trường khác nhau, đều có hoàn cảnh riêng. Thay đổi suy nghĩ của người khác không phải là chuyện một sớm một chiều. Đôi lúc phải có sự hí sinh và thông cảm cho nhau. Mình luôn đòi hỏi gia đình phải chấp nhận mình, nhưng mà mình có bao giờ chấp nhận gia đình của mình không khi mà họ có những thành kiến như vậy? Mình chấp nhận và từ từ thuyết phục họ hay chối bỏ họ?

Anh có lời khuyên dành cho các bạn trẻ, đó là trước khi come out (công khai) thì phải có sự chuẩn bị, điều đó rất quan trọng. Phải xác định và tận dụng tất cả những sự hỗ trợ trong và ngoài gia đình, và trong bất kỳ tình huống nào cũng phải giữ cho bản thân được khỏe mạnh, về cả tinh thần lẫn thể chất cũng như tâm hồn. Tránh trường hợp bị trầm cảm hay tự làm hại bản thân,… Cứ giữ cho tinh thần thoải mái, khi đó mình mới có đủ sức mạnh để chống chọi lại với những bất trắc hay cảm xúc không kiềm chế được. Con người nên có những cái ưu tiên, cái gì nhắm làm không được bây giờ thì tạm bỏ đi. Hồi xưa anh quyết định tạm gác chuyện gia đình qua một bên. Gia đình sẽ nghĩ mình là người đồng tính thì rời khỏi gia đình sẽ chết. Đã suy nghĩ như vậy thì phải chứng minh là mình sống tốt. Cứ phải sống trước cái đã, chuyện gia đình có chấp nhận hay không cứ bỏ qua một bên đi. 2,3 năm hay là 10 năm cũng không phải là quá trễ. Quan trọng nhất là phải sống.”

Leave a Reply